'Lời nguyền tuổi 35' đối với người lao động Trung Quốc
Các tiểu thương, sau nhiều ngày buôn bán chật vật, buộc phải giảm giá sâu đến 50-75%, thậm chí chấp nhận "xả hàng" vào tối muộn với hy vọng vớt vát được chút vốn cuối cùng. Một số người may mắn tranh thủ giờ này để mua hoa giá rẻ, nhưng phía sau đó là nỗi buồn của những người bán, những người đã đổ công sức chăm sóc cả năm trời.Nhiều tiểu thương, vì không muốn bị ép giá, chọn cách chặt bỏ những cành đào, gom thành đống ngay trên vỉa hè, quyết không bán rẻ dù phải chịu lỗ. Với họ, việc chấp nhận bán phá giá không chỉ là một thất bại trong kinh doanh mà còn tạo tiền lệ xấu cho những năm sau. Những cây hoa có thể trồng lại được thì được mang về vườn, nhưng phần lớn bị bỏ lại hoặc đem về nhà để chưng cho qua tết.Hình ảnh các chậu đào, quất, và hoa tết bị bỏ lại ven đường đã trở nên quen thuộc ở Hà Nội vào những ngày cuối năm. Tuy nhiên, đằng sau sự "xả hàng" này là một gánh nặng lớn cho những người làm vệ sinh môi trường. Những cành hoa, chậu cảnh bị bỏ lại chất thành đống lớn, không chỉ làm mất mỹ quan đô thị mà còn đòi hỏi nhiều công sức thu gom, xử lý trong những ngày sát tết. Năm nay, trong bối cảnh khó khăn kinh tế, nhiều người dân chờ đến sát ngày để mua hoa giá rẻ, khiến tình hình buôn bán thêm phần ảm đạm. Những tiểu thương bám trụ đến chiều muộn, nhưng đến 5-6 giờ tối, phần lớn cũng phải thu dọn về nhà, mang theo những hy vọng mong manh về một năm sau tốt đẹp hơn.Đột Kích CFVL 2023 mùa 2 công bố lộ trình giải
Sáng 9.2, ông Nguyễn Tấn Cảnh, Phó chủ tịch UBND xã Bình Triều (H.Thăng Bình, Quảng Nam) cho biết, vận động viên bị đuối nước trong vụ lật thuyền đua trên sông Trường Giang ngày hôm qua 8.2, sau thời gian điều trị ở bệnh viện đã tử vong vào sáng nay do bệnh tình quá nặng.Vận động viên tử vong được xác định là anh Nguyễn Đình Nh. (36 tuổi, ở thôn Phước An, xã Bình Hải, H.Thăng Bình).Trước đó, vào khoảng 9 giờ 40 ngày 8.2, tại giải đua thuyền 11 người (giải phụ) thuộc lễ hội Bà Chợ Được năm 2025 diễn ra trên sông Trường Giang (đoạn qua xã Bình Triều), thuyền đua của thôn Phước An khi qua tiêu đã va chạm với thuyền đua thôn Trà Đình (xã Quế Phú, H.Quế Sơn) nên bị lật.Ban tổ chức và lực lượng chức năng kịp thời cứu hộ 3 vận động viên gồm Hoàng Văn H. (26 tuổi), Nguyễn Văn D. (59 tuổi) và Nguyễn Đình Nh. (36 tuổi, đều ở thôn Phước An, xã Bình Hải) và đưa đến Bệnh viện đa khoa Thăng Hoa đóng tại H.Thăng Bình cấp cứu.Sau khi cấp cứu, sức khỏe của anh H. và ông D. đã ổn định. Riêng anh Nh. tiên lượng nặng, phải chuyển tuyến vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam để tiếp tục cứu chữa. Tuy nhiên, do bệnh nhân vào viện cấp cứu trong tình trạng hôn mê sâu, nguy kịch vì chết não nên được người nhà xin đưa về vào rạng sáng nay 9.2.Cũng tại H.Thăng Bình, cách đây vài ngày, tại giải đua thuyền truyền thống xã Bình Giang xảy ra vụ lật thuyền đua, may mắn không có ai bị thương.
Vì Messi, hãng Apple chi 1 tỉ USD phát sóng giải FIFA Club World Cup 2025
Nguyên nhân là do mức đường huyết cao ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, đặc biệt ảnh hưởng đến dây thần kinh và mạch máu của “cậu nhỏ”.
"Xin chào các bạn trẻ, tôi là Liang Wenfeng từ DeepSeek. Tôi vừa trả lời một câu hỏi và lại nhìn thấy một câu khác, tôi không thể không trả lời tất cả vào đêm giao thừa", Liang Wenfeng, nhà sáng lập DeepSeek mở đầu bài chia sẻ vào thời khắc chuyển giao năm mới, hôm 29.1.Dù được ca ngợi bằng nhiều mỹ từ như "niềm tự hào của Trung Quốc", "người vẽ lại bản đồ AI toàn cầu", Liang vẫn khiêm tốn nói rằng ông và đội ngũ chỉ đang đứng trên vai người khổng lồ. "Trong cộng đồng mã nguồn mở, chúng tôi chỉ tinh chỉnh lại một chút và tìm cách xây dựng lại mô hình lớn của quốc gia", nhà sáng lập DeepSeek nói.Chia sẻ về điều ấn tượng nhất sau thành công của mô hình AI R1, Liang kể về việc một nhà phát triển khiếm thị đã dùng API (giao diện lập trình ứng dụng) của DeepSeek để tạo ra một ứng dụng "điều hướng bằng mùi". Ngôi sao mới nổi của Trung Quốc kể: "Khi anh ấy trình diễn cách xác định cửa hàng trên đường phố thông qua các rung động tần số khác nhau, toàn bộ khán phòng im ắng đến mức có thể nghe thấy tiếng quạt card đồ họa đang chạy. Mắt tôi nhòa đi khi thực sự hiểu rằng sự vĩ đại chưa bao giờ là một mô hình cụ thể mà nằm ở những gợn sóng thiện lành được tạo ra bởi hàng triệu người dùng bình thường".Nhà sáng lập DeepSeek nói "quyền bình đẳng về tri thức và thông tin" là động lực thúc đẩy chúng tôi mỗi ngày. "Ba năm trước, trong một nhà kho nhỏ, chúng tôi đã viết lên tấm bảng trắng về mục tiêu của nhóm: 'Hãy để trẻ em ở những ngôi làng miền núi xa xôi nhất được tiếp cận với những trợ lý AI thông minh như kỹ sư ở Thung lũng Silicon'", kỹ sư tuổi 40 kể. Ông nói tiếp: "Dù ước mơ này còn xa vời nhưng mỗi lần thấy những ảnh chụp màn hình về DeepSeek được mọi người chia sẻ, tôi lại thấy tất cả số tóc trên đầu đã rụng đều xứng đáng".Khi DeepSeek gây sốc khắp thế giới, Liang Wenfeng được xem là minh chứng rõ ràng nhất cho cái gọi là sự vĩ đại của "phương Đông huyền bí". Nhưng Liang không nghĩ vậy. Ông nói: "Hãy dành những tràng pháo tay tán dương cho mọi nhà phát triển Trung Quốc - những người đang viết lại các quy tắc". Cha đẻ của DeepSeek tuyên bố họ sẵn sàng trở thành đối thủ của tất cả trong thị trường còn "hoang dã" này. Điều ông thực sự muốn làm là thắp lên ngọn lửa về sự tò mò, lòng kiên trì của các kỹ sư AI. Có lẽ trong tương lai không xa, khi robot của các startup Trung Quốc mô phỏng dáng đi của ông chủ và lưu trữ trên đám mây mới giao diện não - máy tính, chạy công cụ nhận thức của DeepSeek và sử dụng thế giới ảo được xây dựng bởi các lập trình viên Trung Quốc, thế giới sẽ chứng kiến sức mạnh phi thường của AI - những thứ tưởng chừng chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng nhưng sẽ sớm vén làn sương mù, bước ra đời thật. "Cuối cùng, tôi xin bổ sung một thông tin tuyển dụng. Hoan nghênh mọi người tham gia vào đội ngũ của DeepSeek. Chúc mọi người năm mới vui vẻ và có thêm nhiều sản phẩm", Liang nói.Bài viết của Liang Wenfeng ngay lập tức được chia sẻ khắp các mạng xã hội, diễn đàn công nghệ của Trung Quốc. Nhiều người tin rằng sự thành công và cách tiếp cận khác biệt của DeepSeek sẽ mở ra một kỷ nguyên hoàn toàn mới, có thể định vị lại bản đồ công nghệ toàn cầu, thách thức vị thế của phương Tây nói chung, nước Mỹ và Thung lũng Silicon nói riêng trong kỷ nguyên mới.
Chủ tịch NutiFood Trần Thanh Hải : Khát vọng viết lại câu chuyện cà phê Việt
Phát biểu trên Fox News ngày 5.3, ông Rubio cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump coi cuộc xung đột này là "một cuộc chiến kéo dài và bế tắc". "Thẳng thắn mà nói, đây là một cuộc chiến ủy nhiệm giữa hai cường quốc hạt nhân: Mỹ, quốc gia đang hỗ trợ Ukraine và Nga. Cuộc chiến này cần phải chấm dứt", ông Rubio nhấn mạnh.Ngoại trưởng Mỹ cho biết việc tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine "nhiều nhất có thể trong thời gian dài" không phải là một chiến lược. Ngoại trưởng Rubio cho biết Washington muốn có sự tham gia của cả Nga và Ukraine để giải quyết cuộc xung đột và "chúng tôi đã yêu cầu Ukraine không phá hoại nó"."Để tìm ra cách chấm dứt xung đột, đòi hỏi sự nhượng bộ từ cả hai bên, nhưng chúng ta phải đưa họ vào bàn đàm phán. Rõ ràng là Ukraine phải có mặt vì đó là đất nước của họ. Và Nga phải có mặt tại bàn đàm phán đó", ông Rubio nói.Phản ứng trước thông tin trên, Điện Kremlin ngày 6.3 tuyên bố quan điểm của Ngoại trưởng Mỹ Rubio về việc xung đột Ukraine là cuộc chiến ủy nhiệm là phù hợp với đánh giá của Tổng thống Nga Vladimir Putin.Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov phát biểu: "Chúng tôi có thể và muốn đồng ý với nhận định này. Đúng là như vậy. Chúng tôi đã nhiều lần nói rằng đây thực sự là cuộc xung đột giữa Nga và các quốc gia phương Tây, và nước đứng đầu chính là Mỹ"."Mỹ không phải là quốc gia thân thiện với chúng tôi ở tình thế đó. Tuy nhiên, hiện tại, chúng tôi đang nỗ lực khôi phục và cải thiện quan hệ song phương", theo Hãng thông tấn TASS dẫn tuyên bố của ông Peskov ngày 6.3.Cùng ngày, Đặc phái viên Mỹ về Ukraine Keith Kellogg xác nhận các tác động của quyết định ngừng chia sẻ thông tin tình báo với Ukraine của Mỹ. Tuy nhiên, ông Kellogg nói rõ đó là một trong những lý do khiến Tổng thống Mỹ Donald Trump ra quyết định để chính phủ Ukraine nhận ra Mỹ nghiêm túc như thế nào trong việc chấm dứt xung đột, theo The Guardian.Ông Kellogg cũng nhấn mạnh: "Mọi chuyện chưa kết thúc, mà chỉ là tạm dừng", đồng thời cho rằng Ukraine nên nghiêm túc xem xét việc ký kết thỏa thuận khoáng sản với Mỹ là ưu tiên hàng đầu.Tại hội nghị thượng đỉnh tại Brussels (Bỉ) vào ngày 6.3, các nhà lãnh đạo châu Âu nhất trí tăng chi tiêu quốc phòng và tái khẳng định sự ủng hộ dành cho Ukraine. Theo đó, Ủy ban châu Âu (EC) công bố kế hoạch ReArm Europe nhằm huy động tới 860 tỉ USD cho quốc phòng châu Âu, bao gồm hỗ trợ các quốc gia thành viên khoản vay trị giá 162 tỉ USD để mua thiết bị quân sự ưu tiên. Phần lớn chi tiêu quốc phòng tăng thêm sẽ phải lấy từ ngân sách quốc gia, theo Reuters.Chủ tịch EC Ursula von der Leyen cho biết: "Châu Âu đang phải đối mặt với mối nguy hiểm rõ ràng và hiện hữu, do đó lục địa này phải có khả năng tự bảo vệ mình". Do đó, "khoản ngân sách trên cung cấp nhiều không gian tài chính hơn cho các quốc gia thành viên để chi tiêu quân sự và tạo khả năng mua sắm chung ở cấp độ châu Âu. Và nó cũng có lợi cho Ukraine", bà Leyen nói.Chủ tịch Hội đồng châu Âu Antonio Costa thì khẳng định: "Chúng tôi ở đây để bảo vệ Ukraine". Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng đến Brussels để tham dự hội nghị trên. Tại đây, ông đã cảm ơn các nhà lãnh đạo châu Âu vì sự ủng hộ mạnh mẽ của họ đối với đất nước.Cũng tại cuộc họp, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết nước này sẵn sàng thảo luận về việc mở rộng "chiếc ô hạt nhân của Paris" cho các đồng minh ở châu Âu. Các quốc gia châu Âu đã phản ứng đa chiều về phát biểu trên. Tổng thống Lithuania Gitanas Nauseda cho rằng "chiếc ô hạt nhân như vậy sẽ đóng vai trò răn đe thực sự nghiêm trọng đối với Nga". Trong khi đó, Ba Lan cho biết ý tưởng của Tổng thống Macron đáng để thảo luận, còn phía Đức nhấn mạnh sự tham gia của Mỹ.Điện Kremlin nhận xét bài phát biểu của ông Macron mang tính đối đầu, đồng thời cho rằng nhà lãnh đạo Pháp muốn kéo dài cuộc chiến ở Ukraine. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov gọi bài phát biểu "là mối đe dọa" với Nga. Ông Lavrov cũng bác bỏ ý tưởng của châu Âu về việc gửi lực lượng gìn giữ hòa bình từ các quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đến Ukraine.Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia có quân đội lớn thứ hai trong NATO sau Mỹ, có thể đóng góp vào một nhiệm vụ gìn giữ hòa bình tiềm năng ở Ukraine, theo Reuters ngày 6.3 dẫn một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ. "Vấn đề đóng góp cho nhiệm vụ sẽ được xem xét nếu thấy cần thiết để thiết lập sự ổn định và hòa bình trong khu vực, và sẽ được đánh giá cùng với tất cả các bên liên quan", theo nguồn tin.Nguồn tin cho hay các cuộc thảo luận về việc triển khai quân của Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chỉ mang tính khái niệm và chưa có quyết định cụ thể. Theo nguồn tin, Thổ Nhĩ Kỳ có khả năng triển khai quân đội nếu Nga - Ukraine tuyên bố ngừng bắn và đợt triển khai ban đầu tại Kyiv nên có sự tham gia của các đơn vị phi chiến đấu để giám sát việc thực thi hòa bình.